Quy Trình SEO Là Gì ?Hướng Dẫn Quy Trình SEO Cơ Bản Cho Người Mới

0
38
quy-trinh-seo-co-ban-cho-nguoi-moi

Quy trình SEO là thứ cơ bản không thể thiếu và quan trọng trong một chiến lược SEO thành công. Vậy Quy trình SEO là gì ?  Tại sao nó lại quan trọng vậy?  Hôm nay, mình xin chia sẻ quy trình SEO cơ bản cho người mới để bạn tìm hiểu nhé.

A. Quy Trình SEO Là Gì ?

Quy trình SEO là tối ưu website bằng nhiều phương pháp khác nhau. Để SEO hiệu quả thì cần có một quy trình SEO phù hợp với các nguyên tắc của công cụ tìm kiếm.

Hiện nay trên internet có rất nhiều loại quy trình SEO khác nhau, điều này khiến những người mới tiếp xúc SEO rất bối rối, hoang mang không biết nên chọn cái nào để làm theo. Thật ra những quy trình đó đều được dựa trên một quy trình SEO cơ bản, và được thêm thắt từ những kinh nghiệm từng trải đã đúc kết ra của họ.

Quy trình SEO cơ bản

Một quy trình SEO cơ bản gồm: nghiên cứu từ khóa, xây dựng nội dung, SEO onpage, SEO offpage và cuối cùng là kiểm tra, theo dõi, duy trì website.

1. Nghiên Cứu Từ Khóa

Đây là bước đầu tiên quan trọng nhất, ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả SEO sau này của website. Từ khóa được xác định dựa trên những hiểu rõ về thị trường sản phẩm, đối tượng khách hàng nhắm đến, đối thủ cạnh tranh hoạt động cùng lĩnh vực. Vì thế trước khi nghiên cứu từ khóa bạn phải nghiên cứu sản phẩm, khách hàng, đối thủ.

Sản phẩm

Để có thể SEO hiệu quả hơn thì phải phải hiểu rõ về sản phẩm mình muốn SEO đã. Nên nghiên cứu lĩnh vực, mức giá bán trên thị trường, những ưu điểm nổi bật,… của sản phẩm.

Khách hàng

Dựa theo các thông tin về sản phẩm mà bạn đã nghiên cứu trước đó, thì tiếp tục nghiên cứu và phân tích khách hàng như : giới tính, độ tuổi, sở thích, nhu cầu, xu hướng, động cơ mua hàng,….

Đối thủ

Khi hoạt động ở một thị trường đầy tính cạnh tranh thì việc hiểu rõ đối thủ là điều tất yếu để thành công. Trước khi thực hiện một quá trình SEO thì việc nghiên cứu đối thủ là điều cần thiết.

Trước khi SEO thì chúng ta nên tìm hiểm các đối thủ cùng chung sản phẩm, lĩnh vực hoạt động của công ty hay không. Hay search các từ khóa về sản phẩm, lĩnh vực hoạt động rồi xem những website đứng top. Từ đó nghiên cứu và phân tích đối thủ về những yếu tố như: lĩnh vực sản phẩm, thông tin công ty, website, các từ khóa SEO, cách SEO, các backlink, cách xây dựng các nội dung của đối thủ.

Nghiên cứu từ khóa

Khi bạn đã nghiên cứu xong và hiểu rõ sản phẩm, khách hàng, đối thủ thì bạn nên xác định chủ đề chính để SEO.

Sau đó bạn cần tìm hiểu, phân tích những từ khóa liên quan chủ đề đó. Sử dụng các công cụ hỗ trợ (keywordtool.io, Google Keyword Planner,….) để tìm kiếm các từ khóa mà cần nghiên cứu, phân tích. Thực hiện lặp với các từ khóa khác nhau, tổng hợp và chọn lọc những từ khóa phù hợp rồi lập thành một bảng tổng hợp từ khóa.

Tìm hiểu thêm về Nghiên cứu từ khóa

2. Xây Dựng Nội Dung

Trong quy trình SEO, xây dựng nội dung là nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới sự thành công và hiệu quả khi SEO. Nội dung xây dựng dựa trên những từ khóa đã được tổ hợp, chọn lọc trước đó hoặc theo chủ đề mà khách hàng quan tâm nhất.

Sử dụng văn phong đơn giản giúp người đọc dễ hiểu, đúng chính tả. Xây dựng nội dung nên có tính mới lạ, hấp dẫn, thu hút, tạo ấn tượng khó quên với người đọc. Nội dung phải thật hữu ích, chất lượng, đúng với chủ đề SEO và có giá trị với người đọc nhằm giữ chân người đọc lại lâu hơn. Nội dung được tạo ra hoàn toàn mới, tránh sao chép nội dung của website khác.

Content is KIng
“Content is King” là cụm từ nhấn mạnh tầm quan trọng của nội dung trong chiến dịch marketing

Không nên nhồi nhét từ khóa một cách gượng ép hay quá nhiều, điều này khiến người đọc khó chịu. Từ khóa nên được bố trí một cách hợp lý, đúng vị trí, theo tỉ lệ đồ dài của bài viết.

3. SEO Onpage

SEO Onpage là một trong các bước quy trình SEO giúp website thân thiện hơn với bộ máy tìm kiếm để website dễ dàng lên top hơn. Các yếu tố cơ bản cần tối ưu:

  • Tiêu đề: Sử dụng từ ngữ gây hấp dẫn người đọc, nên đặt từ khóa ở đầu tiêu đề, không nên để từ khóa quá 2 lần.
  • Mô tả: viết ngắn gọn, gây tò mò, hướng tới nội dung của bài viết, và có từ khóa.
  • Các heading: chèn từ khóa vừa phải và một cách hợp lý.
  • Hình ảnh: tối ưu dung lượng thấp nhất có thể ( dưới 100kb) và vẫn giữ được độ nét của hình ảnh. Thêm từ khóa vào các thuộc tính alt, title trong hình ảnh. Nên đầu tư hình ảnh độc đáo gây ấn tượng.
  • Nội dung: Độ dài của bài viết nên trên 1200 từ đảm bảo cung cấp đủ thông tin cho nhu cầu của người đọc. Mật độ từ khóa tương đương với 1% – 3% độ dài của bài viết.
  • Cấu trúc của trang web: Tối ưu cấu trúc web có hiển thị bắt mắt, dễ đọc tăng khả năng trải nghiệm của người đọc.

Tìm hiểu thêm về SEO Onpage

4. SEO Offfpage

SEO Offpage (Xây dựng liên kết) giúp website kéo về lượng lớn traffic và được thực hiện sau khi đã SEO Onpage trong quy trình SEO. Nó sử dụng những phương pháp xây dựng liên kết nhằm tối ưu ngoài trang web. Các điều cần biết khi xây dựng liên kết:

  • Có số lượng liên kết càng nhiều càng tốt.
  • Xây dựng các liên kết từ các blog, mạng xã hội, diễn đàn hay trao đổi với các website khác.
  • Lựa chọn các website uy tín, lâu năm để liên kết nhưng phải hợp với chủ đề của bạn.
  • Sử dụng các liên kết nội bộ, các liên kết tới trang cùng lĩnh vực mà bạn muốn nâng cao thứ hạng
  • Nên tạo nội dung chất lượng, để được nhiều người liên kết với website của mình.
  • Dùng từ khóa liên kết phù hợp, đa dạng đề người dùng truy cập vào đó một cách tự nhiên hơn.

Tìm hiểu thêm về SEO Offpage

5. Kiểm Tra, Theo Dõi Và Duy Trì Website

Sau khi đã thực hiện xong các bước trước đó của quy trình SEO, tiếp theo bạn nên lên kế hoạch cụ thể theo định kì để kiểm tra, theo dõi tiến độ SEO của website. Theo dõi thứ hạng của từ khóa, số lượt truy cập, các backlink,…. Từ đó phát hiện ra các lỗi và kịp thời tìm cách khắc phục.

Sử dụng các công cụ hỗ trợ như Google Analytics, Ahrefs để đo lường chi tiết hơn: về độ tuổi khách hàng, các thiết bị truy cập, số lượng tìm kiếm của từ khóa,…. từ đó dễ dàng đưa ra những điều chỉnh phù hợp, chi tiết hơn và đạt được kết quả SEO tốt hơn.

Công cụ Google Analytics
Công cụ Google Analytics hỗ trợ đo lường trang web SEO

Bạn nên luôn nhớ liên tục tối ưu các nội dung cũ và làm mới các nội dung để duy trì được thứ hạng website một cách bền vững trên các công cụ tìm kiếm.

B. Kết Luận

Tóm gọn lại, khi thực hiện SEO bạn cần làm đầy đủ các bước trong quy trình SEO, đồng thời thường xuyên kiểm tra, sửa chữa các bài SEO để đạt được hiệu quả tốt nhất. Mong rằng những kiến thức mình vừa chia sẽ trên có thể giúp các bạn nắm được quy trình SEO cơ bản. Từ đó đạt được kết quả tốt trên chiến lược SEO của bạn.

Bài viết liên quan:

Đánh giá

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here